Kiến thức bất động sản

Quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất?

Hiện nay, quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể tại Luật đất đại năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

Thứ nhất, Không phải tất cả các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đều phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, dưới đây là các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất cần phải xin phép từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: 

– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, hiện nay ở Việt Nam nơi có diện tích đất trồng lúa nhiều nhất cả nước là ở An Giang và Kiên Giang sang đất trồng cây lâu năm (Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm), đất trồng rừng (hiện nay có hai loại đất trồng rừng là đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng), đất nuôi trồng thủy sản (là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển…), đất làm muối (Đất làm muối là khu quy hoạch, được sự chấp thuận của phía cơ quan có thẩm quyền để sản xuất và kinh doanh muối tại đó, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công. Ví dụ: Ở Việt Nam có tỉnh Ninh Thuận là nơi có nhiều cơ sở sản xuất muối);

– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác (là loại đất trồng cây hàng năm trừ đất trồng lúa) sang đất với mục đích làm muối ven biển, đất với mục đích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức đầm lầy, ao nước, hồ nước ( đất nuôi trồng thủy sản nước mặn là những loại đất nằm giáp biển; đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức làm ao/hồ/đầm để nuôi tôm, cá….). Ví dụ như ông A muốn chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác là cây ngô sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức đầm để nuôi tôm.

– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng với vai trò chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, đất rừng phòng hộ với vai trò chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái), đất rừng sản xuất với vai trò chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường) sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. Sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp ở đây căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 có thể là vào mục đích nuôi trồng thủy sản, làm muối ….

– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng cây hằng năm ngô, khoai, lạc.., trồng cây lâu năm sang điều, cà phê ….đất phi nông nghiệp đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị….. Nhóm đất nông nghiệp gồm những loại đất nào có thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Các loại đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Ví dụ như: Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở.

– Nhà nước cho phép người sử dụng thực hiện việc chuyển mục đích đất từ loại đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (bao gồm loại đất: đất xây dựng trụ sơ Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp để ở dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuế đất trong thời gian nhất định.

0/5 (0 Reviews)